Tại sao quá trình công khai của một số người đồng tính, song tính lại rất khó khăn?

Có những người đồng tính và song tính gặp khó khăn trong quá trình công khai về tính dục của bản thân, và cũng có những người không gặp khó khăn cho lắm. Thường thì những người đồng tính, song tính sẽ thấy e ngại, thấy mình khác biệt và lẻ loi khi mới bắt đầu nhận ra xu hướng tính dục của mình khác với số đông. Những trường hợp đó không hề hiếm; và họ thường sẽ phải cố gắng vật lộn với những định kiến và thông tin sai lệch về đồng tính ở trong gia đình cũng như môi trường sống xung quanh. Trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng nhất khi bị phân biệt đối xử và định kiến. Chúng có thể thấy sợ bị gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ruồng bỏ, hay bị các tổ chức tôn giáo từ chối tiếp nhận.

Một số người đồng tính còn phải lo lắng chuyện bị mất việc hay bị quấy rối ở trường học nếu có nhiều người biết về xu hướng tính dục của họ. Thật không may là những người đồng tính và song tính phải đối mặt với nguy cơ bị hành hung và bạo lực thể xác cao hơn so với người dị tính. Các nghiên cứu tiến hành ở California vào giữa thập niên 90 nhận thấy có gần 1/5 số người đồng tính nữ và hơn 1/4 số người đồng tính nam tham gia nghiên cứu đã từng là nạn nhân  của các trường hợp gây tội ác dựa trên phân biệt xu hướng tính dục. Một nghiên cứu khác cũng được làm ở California với khoảng 500 người trẻ tham gia, trong đó một nửa số người thừa nhận mình đã từng có những hành vi gây hấn chống lại người đồng tính, có lời lẽ xúc phạm với họ hay gây bạo lực thể xác.

 Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu năm 2009 của iSEE về người đồng tính nam, 90% người đồng tính nam tham gia cảm thấy xã hội có thái độ tiêu cực với người đồng tính, từ đó có đến 86% trong số họ phải che giấu chuyện tính dục của mình với mọi người xung quanh. Hầu hết họ gặp phải sự định kiến và kỳ thị của gia đình và bạn bè.  Trong 1800 người tham gia trả lời, vì việc họ đồng tính mà 20% số người đó nói họ đã mất bạn, 15% bị gia đình rầy la, 6.5% mất việc, 4.5% bị đánh và 4.1% bị đuổi ra khỏi nhà. Ngoài ra, các nghiên cứu của các tổ chức iSEE, CCIHP, CSAGA cũng chỉ ra những hình thức bạo lực dựa trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới phổ biến nhất là: bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục, và các hình thức ép người đồng tính, song tính đi chữa bệnh tâm thần.

(*) iSEE: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường; CCIHP: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số; CSAGA: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên.

  Tình trạng định kiến và kỳ thị gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm trí của người đồng tính, song tính.  Nó gây stress cho họ.  Để  đối  phó  với  stress, con người có thể cậy nhờ vào những người hỗ trợ xung quanh, nhưng với người đồng tính và song tính họ khó làm vậy được vì chính những người xung quanh cũng đang có những định kiến và sự kỳ thị với họ.

Theo Trung Tâm ICS



TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH ĐỒNG TÍNH: 1900 6233

Tư vấn đồng tính: 1900 6233

Lĩnh vực tham vấn: Tư vấn đồng tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, gỡ rối các vấn đề khó xử trong quan hệ gia đình, bè bạn, tư vấn hướng nghiệp và kỹ năng sống.