Recent Posts

Em có bị đồng tính: Em năm nay 17t em không xác định được tình cảm của mình , em vừa thích 1 bạn nữ nhưng lại có ham muốn tình dục vs bạn nam vậy em có phải đồng tính không em lo quá . em cần lời khuyên chân thành và có cách nào để em không có ham muốn tình dục vs người cùng giới .

Trả lời:

Xin chào em,

Chúng tôi rất hiểu những trải nghiệm về giới tính mà em đang có. Em đang ở trong giai đoạn lứa tuổi phát triển về thể chất, sinh lý nên việc có những cảm xúc phức tạp về giới tính là điều dễ hiểu.
nghi ngờ đồng tính
Có một phổ rộng các xu hướng giới tính gồm: dị tính, đồng tính (gay,les), song tính, vô tính. Trong giai đoạn dậy thì, khi có nhiều đặc điểm phát triển tâm sinh lý dẫn đến nhu cầu khám phá về giới, về xúc cảm tính dục thì tình trạng băn khoăn về giới sẽ diễn ra.

Việc em suy nghĩ, mơ mộng hay có những ảo tưởng tình dục với những người bạn cùng giới chưa thể xác định được em là người đồng tính. Bởi vẫn có nhiều người đàn ông dị tính chưa từng đụng chạm cũng như chưa từng quan hệ với người đàn ông khác nhưng cũng có những suy nghĩ, giấc mơ và ảo ảnh như em. Và cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dị tính cũng có nhiều suy nghĩ, ảo giác về tình dục với những phụ nữ khác.

Mặt khác, việc em có suy nghĩ về quan hệ tình dục với những người bạn cùng giới có thể nảy sinh từ một vài lần có những tiếp xúc cơ thể, vô tình tạo ra các ham muốn về tình dục. Do đó, để phân tán sự chú ý vào việc này thì em cần tập trung vào việc học, tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời, chơi thể thao, gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ tương tác với bạn bè, tránh sự tiếp xúc gần gũi và va chạm cơ thể với các bạn trai. Bên cạnh đó, em cần quan tâm đến cảm xúc dành cho bạn nữ mà mình thích nhiều hơn để có cách thể hiện tình cảm phù hợp.

Chúc em sống vui!

Ban tư vấn Tâm lý – Tổng đài tư vấn 1900 6233
Viện Tâm Lý và Giáo Dục Pháp Luật

Nghi ngờ đồng tính

By Unknown →
1. Con ạ, con nhất định phải học nấu cơm. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương con đều không ở bên cạnh, con có thể đối đãi bản thân thật tốt. (Có thể độc lập sinh tồn)
2. Con ạ, con nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, con cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào con muốn, không cầu cạnh bất cứ người nào. (Tự do)
3. Con ạ, con nhất định phải học đại học, đại học chính quy. Việc này không liên quan với học lực. Trong đời người cần trải qua mấy năm này, cuộc sống không gò bó lại có thể thấm nhuộm thư hương. (Một khi đi vào xã hội, là đã đi vào thị trường)
4. Con ạ, con có biết không? Dấu chân có bao xa, lòng dạ có bao rộng. Tấm lòng rộng rãi, con mới vui vẻ. Ngộ nhỡ đi không xa, hãy để sách vở đưa con đi. (Mở rộng tầm nhìn của mình, nhờ vào tầm nhìn của tri thức)
5. Nếu trên đời chỉ sót lại hai bát nước, một bát dùng để uống, một bát phải dùng để rửa sạch gương mặt và quần áo lót của con. (Tự tôn không liên quan với giàu nghèo)
6. Trời sập xuống cũng đừng khóc lóc, đừng oán trách. Như thế chỉ khiến những người yêu thương con càng đau lòng, những kẻ thù hận con thêm đắc ý. (Bình tĩnh chấp nhận số mệnh, những người yêu thương con đương nhiên sẽ quan tâm)
7. Dù ăn cơm trộn nước tương, cũng phải trải khăn ăn sạch sẽ, ngồi với tư thế trang nhã. Sống cuộc sống thô sơ theo cung cách cầu kỳ. (Phong độ không liên quan với cảnh ngộ)
8. Khi đến phương xa, ngoài máy ảnh, nhớ mang theo giấy bút. Phong cảnh giống nhau, nhưng tâm tình ngắm cảnh mãi mãi không trùng lặp. (Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau)
9. Nhất định phải có không gian thuộc về mình, dù chỉ hơn chục mét vuông. Nó có thể giúp con khi cãi nhau với người yêu giận dỗi bỏ đi không đến nỗi lưu lạc đầu phố, đụng phải kẻ xấu. Càng quan trọng hơn là, khi con nông nổi, có một nơi để con bình tĩnh lại, cho lòng mình một góc ở yên. (Nhân cách độc lập)
10. Lúc nhỏ phải có kiến thức, lớn lên phải có từng trải, con mới có cuộc đời tinh tế đẹp đẽ! (Đọc từng trải của người khác, tìm từng trải của bản thân)
11. Bất kể lúc nào, đều phải làm một người hiền lành lương thiện. Hãy ghi nhớ, lương thiện, sẽ khiến con trở thành người được trời cao chiếu cố nhất. (Kiểu chiếu cố này không hẳn là giàu có và quyền thế. Thiện có thiện báo, thứ được báo đáp, là tình yêu thương.)
12. Nụ cười, ưu nhã, tự tin, là của cải tinh thần lớn nhất. Sở hữu chúng, con sẽ sở hữu tất cả.
Đây chính là tinh thần “quý tộc”!
Tags:

Những điều nhất định phải học!

By Unknown →
“Come out cũng giống như cách bạn giới thiệu một ly cà phê đến với một người chưa biết uống cà phê. Nếu uống ngay, sẽ đắng. Hãy để họ nhấp từ từ, uống từng ngụm nhỏ, uống cà phê nhạt trước, nhẹ nhàng, rồi sau đó mới tăng dần vị đậm, cho đến khi họ cảm nhận được ly cà phê thật sự.”

TÌNH YÊU CỦA MẸ HAY LÀ TÔI ĐÃ COME OUT NHƯ THẾ NÀO?

“Mẹ nói cho con nghe. Bây giờ không chỉ anh hai, mà nếu ngay cả con sau này lớn lên có là gay. Ngay cả khi hai đứa con trai của mẹ không cưới về cho mẹ được một cô vợ nào, không có đứa cháu nào, mẹ cũng sẽ chấp nhận. Mẹ sẽ không oán trách gì cuộc đời này hết, vì đó là số phận buộc mẹ phải vậy. Mẹ chỉ mong hai con của mẹ có một cuộc sống khỏe mạnh, bình yên và hạnh phúc.”


Đó là những gì mẹ nói với em trai anh, trong một buổi chiều, khi thằng nhóc “tài lanh” méc với mẹ “Anh hai là gay”, qua những gì mà nó đọc được trên Facebook. Dĩ nhiên, Phi Long không hề có ý định “hãm hại” gì anh hai nó, mà nó chỉ muốn chia sẻ với mẹ một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của anh hai. Mẹ luôn là người mẹ tuyệt vời, một người thầy, người dẫn đường, và quan trọng hơn hết là người bạn gắn bó sâu sắc với cuộc đời của hai đứa con. Có điều gì mà con không nói với mẹ được?

Có điều gì mà con không nói với mẹ được?

Bạn bè chơi với anh đều biết, anh công khai giới tính với tất cả mọi người, trừ gia đình. Anh quan niệm vầy, bạn bè là người mình có thể chọn được, ai tốt bụng, quý mình yêu mình, thì mình chơi, còn hông thì dẹp. Còn gia đình, mình không lựa chọn được, mình buộc phải yêu thương họ như một sứ mệnh thiêng liêng, mình phải yêu quý gia đình trước, rồi chuyện họ có thấu hiểu và thông cảm với mình không, mình sẽ thuyết phục sau.

Cũng đã nhiều lần anh nghĩ mình phải nói với mẹ, phải công khai, phải kể ra sự thật với hy vọng để mẹ hiểu mình. Nhưng anh lại sợ, anh chưa bao giờ đủ can đảm để đứng trước mẹ nói ra điều đó. Mẹ luôn coi anh là cả cuộc đời của mình. Mẹ đặt hết niềm tin, hy vọng, hết mọi tâm huyết vào anh. Điều này vừa làm anh cảm thấy hãnh diện, vừa nặng lòng. Anh sợ làm mẹ thất vọng rồi tan vỡ.

Vậy mà, một ngày nọ, mẹ đã chủ động nói với anh điều này. Mẹ nói, mẹ biết và mẹ hiểu, vì sau rất nhiều thời gian hoạt động xã hội, tiếp xúc với nhiều loại người và cuộc sống hiện đại, mẹ đã hiểu con hơn. Và, dù con có là gay, cũng không sao, mẹ vẫn yêu thương con bằng cả trái tim của mẹ. Trong giây phút đó, anh thấy mình thanh thản và lơ lửng như bị neo lại ở giữa một khu vườn thiên đường đầy tiếng chim hót. Sau 25 năm làm người, luôn tự nhủ mình phải mạnh mẽ, dũng cảm để cùng ba mẹ gánh vác gia đình này, rốt cuộc, anh cũng phải để mẹ nói ra giùm anh điều quan trọng nhất của đời mình. Mẹ luôn hiểu anh, thấu hiểu anh sâu sắc và quan trọng nhất, luôn luôn tha thứ, bởi điều mẹ hy vọng nhất trên cõi đời này rốt cuộc chỉ có một: CON CỦA MẸ ĐƯỢC HẠNH PHÚC.

Vậy là, anh đã come out như thế nào? Anh đã… ngồi nghe, mỉm cười, gật đầu, chảy nước mắt và “dạ” theo từng câu từng chữ mà mẹ nói. Anh ở đó, điềm tĩnh và nhẹ nhàng như thoát được một gánh nặng mà mình phải gồng mình chịu đựng suốt rất nhiều năm qua. Anh muốn hôn mẹ, cảm ơn mẹ vì mẹ đã… come out giúp con. Rốt cuộc, con vẫn chỉ là một đứa trẻ.

Tái bút: Anh may mắn sinh ra trong một gia đình có ba mẹ thấu hiểu con cái và yêu thương lẫn nhau. Tuy nhiên, cuộc chiến come out của anh vẫn thực sự là một cuộc chiến rất gian khổ vì dù nghèo, gia đình anh vẫn là một gia đình rất gia giáo và bảo thủ. Trong suốt gần 10 năm “nhận thức giới tính” của anh, anh vẫn phải come out từng ngày và come out dần dần.

Anh viết những bài blog, những entry có nhắc chút ít về giới tính và cố tình để cho em trai hay ở nhà thấy. Anh dẫn người bạn trong giới, tốt bụng về chơi với gia đình để họ thấy vui vẻ và gần gũi với nhau hơn. Anh dẫn những người yêu dễ thương và đứng đắn, lịch sự của mình về giới thiệu với ba mẹ như bạn thân để họ trò chuyện, làm quen với nhau. Anh chứng tỏ bản thân mình sống tốt bằng cách sống tự lập, tự kiếm tiền rồi tự mưu sinh, giúp đỡ gia đình và trên hết, sống có trách nhiệm với những gì mình làm ra, để không ai phải khinh thường hay chê trách gì mình trong xã hội.

Come out là một quá trình dài đăng đẳng, mệt nhoài và có lúc tưởng chừng như vô vọng. Come out cũng giống như cách bạn giới thiệu một ly cà phê đến với một người chưa biết uống. Nếu uống ngay, sẽ đắng. Hãy để họ nhấp từ từ, uống từng ngụm nhỏ, uống cà phê nhạt trước, nhẹ nhàng, rồi sau đó mới tăng dần vị đậm và rồi, họ sẽ quen và yêu thích nó. Come out không phải là kiểu đứng trước mặt bất kỳ một người nào và hét lên trước mặt họ: Ê, tao là gay. Đó quả là một sai lầm chết người.

Đừng làm người khác giật mình, hãy vén những bức màn bí mật một cách thật tinh tế. Khỏi nói chắc bạn cũng biết. Đó là một trong những khoảnh khắc thần thánh và đáng ăn mừng nhất của cuộc đời anh. Một cuộc sống mới đã bắt đầu!

( Bạn anhsangtim, Việt Nam )






TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH ĐỒNG TÍNH: 1900 6233

Họ đã kể - Câu chuyện thứ Nhất !

By Mr. Hình →
Chủ đề về người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Kiến thức cơ bản về đồng tính vẫn chưa được giảng dạy chính thức, cũng như chương trình giáo dục phổ thông hầu như không đề cập đến sự hiện diện của LGBT. Điều khó tránh khỏi là còn rất nhiều những hiểu lầm và định kiến về người LGBT trong xã hội, gây khó khăn cho quá trình mỗi cá nhân tìm hiểu và nhận diện xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của bản thân. Chúng tôi đưa ra đây các nhận định sai lệch thường thấy ở Việt Nam và nhiều nơi khác, kèm với lời giải thích dựa trên những tài liệu khoa học đã được công nhận rộng rãi.


Người đồng tính bị rối loạn tâm thần và hay trầm cảm? Năm 1994, Hội Y khoa Hoa Kì đưa ra tuyên bố, “Những khó khăn về cảm xúc của người đồng tính nam và nữ không phải do nguyên nhân tâm lý mà chủ yếu xuất phát từ cảm giác bị cô lập trong một môi trường xã hội không chấp nhận họ.” Khi cộng đồng LGBT ngày càng cởi mở và tự tin hòa nhập trong xã hội, có thêm những người bạn đồng minh, mỗi cá nhân người đồng tính lại có thêm điều kiện và sự hỗ trợ để sống an toàn và hạnh phúc hơn.

Đồng tính là một “lựa chọn”? Bản thân xu hướng tính dụcbản dạng giới không phải là những lựa chọn, cũng như chuyện một người có xu hướng dị tính, hay thuận tay trái, hay có mắt màu nâu cũng chẳng phải là “lựa chọn” gì của họ cả. Sự lựa chọn chỉ nằm ở việc một người có dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình và với những người quanh mình hay là không.

Đồng tính “chữa” được? Có một số người đồng tính hay LGBT nói chung tự kỳ thị bản thân và đè nén tình cảm thật của mình. Mặt khác, những cố gắng “chữa trị đồng tính” đều bị các tổ chức y tế uy tín phủ nhận và đã được chứng minh là không có tác dụng, thậm chí tác động tiêu cực làm người đồng tính trở nên trầm cảm, căng thẳng. Năm 2012, bác sĩ tâm thần học nổi tiếng Robert Spitzer lên tiếng rút lại nghiên cứu của ông năm 2001 về hiệu quả “chữa trị” đồng tính thành dị tính và xin lỗi cộng đồng đồng tính. Cùng với sự kiện này, chứng cứ khoa học duy nhất mà những người muốn “chữa trị đồng tính” thường dựa vào, nay đã không còn nữa.

Người dị tính là người “bình thường”? Nhiều người gọi người dị tính là “người bình thường”, vô hình trung tạo ấn tượng rằng những người đồng tính sẽ là “bất bình thường”. Thực tế là, các xu hướng tính dục tồn tại tự nhiên, bình thường và bình đẳng với nhau. Việc LGBT là nhóm thiểu số và xã hội chưa hiểu biết đầy đủ về họ không có nghĩa là họ “bất bình thường” hơn so với nhóm đa số (người dị tính).

Các mối quan hệ cùng giới dễ tan vỡ? Điều khác biệt căn bản hiện nay giữa các cặp đôi khác giới với cặp đôi cùng giới là các cặp cùng giới có thể chưa được pháp luật công nhận quyền kết hôn, chung sống hợp pháp. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh được rằng các cặp đôi đều có những đặc điểm và khuynh hướng giao tiếp giống nhau, không phân biệt hai người đang yêu là khác hay cùng giới với nhau. Cũng như người dị tính, mối quan hệ tình cảm của người đồng tính cũng cần dựa trên các giá trị cơ bản về lòng tin, sự cam kết, sự tôn trọng và tình yêu; và đều có hợp có tan.

Người đồng tính hay bị bệnh AIDS? Đồng tính không phải là nguyên nhân của bệnh AIDS. Người dị tính cũng có thể mắc AIDS. Trong thực tế, mọi hành vi quan hệ tình dục không an toàn, dù là cùng giới hay khác giới, đều nguy hiểm như nhau.

Đồng tính là trào lưu từ phương Tây? Các ngành khoa học khác nhau cho đến nay đã ghi nhận sự hiện diện của người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung trong hầu như mọi nền văn minh cổ xưa nhất từ Đông sang Tây. Chỉ có tùy theo thời kỳ và nền văn hóa thì cách gọi tên người LGBT mới khác nhau, ví dụ như thuật ngữ tiếng Anh “homosexual” để chỉ người đồng tính phải đến nửa cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện lần đầu ở Đức, còn chuyên ngành về tính dục học thì bắt đầu ra đời trong các Đại học ở Mỹ vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Người đồng tính không “nhiều lên”, mà chỉ có nhiều người đồng tính hiểu biết hơn về bản thân, dám công khai sống thật và thể hiện mình hơn thôi.



Trung tâm ICS



TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH ĐỒNG TÍNH: 1900 6233

NHỮNG HIỂU LẦM VÀ ĐỊNH KIẾN THƯỜNG GẶP

By Mr. Hình →
Theo hiểu biết hiện nay của khoa học, xu hướng tính dục thường bắt đầu từ những cảm xúc giới tính xuất hiện ở giai đoạn đầu dậy thì hoặc thậm chí sớm hơn. Sự hấp dẫn này có thể xuất hiện khi chưa từng có  trải nghiệm tình dục nào. Người ta có thể không hề quan hệ tình dục mà vẫn biết xu hướng tính dục của mình – thích người cùng giới, khác giới hay cả hai.


Mỗi người đồng tính và song tính cũng có trải nghiệm rất khác nhau. Có những người biết mình là đồng tính hoặc song tính từ lâu, sau đó mới  có quan hệ yêu đương, tình dục. Có những người lại có quan hệ tình dục trước (với người cùng giới hay khác giới) rồi mới tự xác định xu hướng tính dục của mình. Định kiến và phân biệt đối xử khiến nhiều người chối bỏ xu hướng tính dục của mình, vì thế việc nhận ra bản thân là đồng tính hay song tính có thể là một quá trình diễn ra từ từ.

Đồng tính và tuổi mới lớn

Thiếu niên là giai đoạn từ lúc bắt đầu dậy thì đến trước khi trưởng thành. Đây là giai đoạn của những trải nghiệm, và nhiều người trẻ băn khoăn về những cảm xúc của mình. Một vài cảm xúc với người cùng giới không có nghĩa đó là người đồng tính. Và tương tự - một vài cảm xúc với người khác giới cũng không có nghĩa đó là người dị tính.

Cảm xúc và trải nghiệm là một phần của quá trình phát triển nhân cách. Thiếu niên sẽ dần định rõ cảm xúc của mình là dành cho người cùng giới, khác giới hay cả hai. Không cần phải cố áp một tên gọi nào cho mình, và cũng không cần kìm nén, chối bỏ, gượng ép hay giả tạo cảm xúc của mình.

Người đồng tính, song tính cũng đi theo quá trình phát triển giống như những thiếu niên dị tính. Tất cả đều trải qua thử thách trong việc phát triển các kỹ năng xã hội, học hành, nghề nghiệp, tham gia vào xã hội. Giống như hầu hết bạn bè dị tính của mình, hầu hết người đồng tính, song tính cũng là những cá nhân khỏe mạnh, gắn bó và hữu ích cho gia đình, xã hội.


Theo ICS


TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH ĐỒNG TÍNH: 1900 6233
Tags:

Làm sao để một người biết mình là đồng tính hay song tính?

By Mr. Hình →
“Quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên có tuyệt đối an toàn?” là câu hỏi được nhiều nam đồng tính đặt ra. 
Về khái niệm "bạn tình thường xuyên" và "bạn tình bất chợt", bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ giải thích như sau:
- Bạn tình thường xuyên là người có quan hệ tình dục với một người trong thời gian dài. Họ nhiều lần nảy sinh quan hệ tình dục và có một gắn kết nào đó về mặt tinh thần. Để nói về bạn tình thường xuyên của mình, một nam quan hệ đồng tính (MSM) hay dùng từ “bạn trai”, trong đó bao hàm ý nghĩa có sự gắn kết nào đó giữa 2 người.
- Bạn tình bất chợt: Hai người quan hệ tình dục mà không có sự gắn bó nào về mặt thời gian hay tinh thần.

Thông thường trong một mối quan hệ tình dục đồng tính với bạn tình bất chợt, việc nhận thức cũng như thực hành tình dục an toàn bằng bao cao su đã được số đông áp dụng.
Thế nhưng trên đối tượng bạn tình thường xuyên của gay thì khác. Có người nói “tôi vẫn sử dụng bao cao su”. Một số khác thì cho rằng “việc sử dụng bao cao su còn tùy vào sự tin tưởng và tình cảm giữa hai người”. Cũng có người sẵn sàng không sử dụng bao cao su, vì: “Đã yêu và quen nhau lâu như vậy cũng nên tin tưởng tuyệt đối vào bạn trai của mình chứ”.
Sở dĩ có sự khác biệt về cách hành xử như trên là do yếu tố tình cảm, như chia sẻ sau đây của Hòa (một nam đồng tính ở TP HCM): “Nếu phải lựa chọn giữa tình dục an toàn và tình yêu, em vẫn sẽ chọn tình yêu. Không phải vì em không lo cho sức khỏe của mình, mà vì với em, tình yêu vẫn quan trọng hơn. Em sợ quá cương quyết, bạn trai sẽ chia tay”.
Trước tình hình nhiễm HIV diễn biến phức tạp trên nhóm nam đồng tính trong những năm gần đây, đáp án cho câu hỏi “Quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên có tuyệt đối an toàn không?”, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc người nhiễm HIV khẳng định rằng: "Chắc chắn là không, trong mọi tình huống vẫn cần sử dụng bao cao su".
Để giải thích rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ gợi ý mỗi người đồng tính nam hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau:
1. Bạn có dám đảm bảo chắc chắn bạn trai của mình không quan hệ tình dục với ai khác ngoài bạn?
Thực tế, trong giới MSM, việc có cùng lúc bạn tình thường xuyên và bạn tình qua đường gần như là phổ biến. Trong chừng mực nào đó, đây lại dường như là đặc thù sinh hoạt tình dục của khá nhiều người trong giới này khi họ quan niệm rằng “quan hệ đồng giới không có gì để giữ gìn”.
"Bạn cần hiểu chúng ta đang sống trong một xã hội mà tình dục có thể xảy ra nhanh chóng và tự nhiên đến độ bạn không có thời gian để cân nhắc. Với cộng đồng đồng tính, ý niệm về gia đình và sự bền vững của gia đình còn chưa hoàn toàn thì cám dỗ tình dục càng mạnh mẽ hơn nhiều", bác sĩ nhấn mạnh.
2. Bạn có chắc bạn trai mình sử dụng bao cao su trong mọi lần quan hệ?
Tần suất nam đồng tính sử dụng biện pháp an toàn bằng bao cao su trong mọi lần quan hệ tình dục, theo một thống kê mới đây, chỉ vào khoảng 15-20%. Thông số này cho thấy khả năng sử dụng bao cao su trong mọi lần quan hệ là không cao. Đa số là “thường xuyên” và “thỉnh thoảng”, có 5-10% trả lời là “không bao giờ xài”.
Như vậy, khả năng bạn trai của bạn không sử dụng bao cao su trong một lần quan hệ nào đó là rất lớn. Mà với STDs (bệnh lây qua đường tình dục) hay HIV, chỉ một lần sơ suất là đủ lây nhiễm rồi.
3. Bạn có chắc bạn trai của mình sử dụng bao cao su đúng cách không?
Trong quá trình công tác, qua những lần tiếp xúc và trắc nghiệm trên nhiều nhóm MSM, bác sĩ Thủ rút ra nhận xét: "Không phải ai cũng có thể sử dụng bao cao su đúng cách, hiệu quả và an toàn. Hiệu quả bảo vệ càng kém đi nếu người ấy quan hệ tình dục sau khi uống chút ít rượu hay đang vui quá đà". Đó là chưa nói đến việc sử dụng chất bôi trơn (người bạn không thể thiếu của bao cao su đồng giới). Việc hiểu đúng về chất bôi trơn mới thực sự đảm bảo cho độ an toàn của hành vi này.
4. Bạn nghĩ sao nếu tôi nói quan hệ xâm nhập bằng đường miệng vẫn có khả năng lây HIV và STDs? Khi thực hiện hành vi này, bạn trai bạn có sử dụng bao cao su không?
Khoa học đã chứng minh rằng quan hệ bằng đường miệng không tuyệt đối an toàn, vẫn có tần suất lây nhiễm HIV và STDs.
Mặc dù tần suất lây qua con đường này là không cao, nhưng ý niệm không cao là dành cho một lần quan hệ. Khả năng lây nhiễm sẽ tăng theo tần suất quan hệ, tức số lần quan hệ, và cách thức quan hệ: "yêu" nhiều người cùng lúc, quan hệ mạnh bạo...
Tự trả lời cho loạt câu hỏi trên chắc chắn đã khiến bản thân mỗi nam đồng tính nhận diện rõ hơn về nguy cơ tiềm ẩn nếu không thận trọng và lựa chọn một biện pháp bảo vệ khi quan hệ với bạn trai của mình.
Vấn đề còn lại là “Làm cách nào để thuyết phục bạn trai sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục?". Hãy tinh tế và khéo léo trong cách cư xử:
- Hãy thẳng thắn với bạn trai mình khi đề cập đến vấn đề này. Điều đó giúp 2 người hiểu nhau và trân trọng nhau hơn.
- Cố gắng bảo vệ ý kiến của mình mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn tình. Điều này đòi hỏi khá nhiều sự khéo léo trong cách trao đổi, chọn thời điểm và không gian phù hợp.
- Hãy chứng minh cho bạn trai rằng việc quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng đạt được khoái cảm.

- Bạn hãy trình bày những kiến thức đúng về bao cao su, HIV và STDs. Nếu thấy có trở ngại và chưa đủ tự tin, bạn có thể nhờ cậy đến những dịch vụ tư vấn hay tiếp cận viên đáng tin cậy để cả hai cùng hiểu hơn về vấn đề này. Tóm lại, đừng phó mặc sự an toàn của bản thân cho người khác.
Tags:

THẮC MẮC TÌNH DỤC THƯỜNG GẶP CỦA GAY

By Unknown →
Có những người đồng tính và song tính gặp khó khăn trong quá trình công khai về tính dục của bản thân, và cũng có những người không gặp khó khăn cho lắm. Thường thì những người đồng tính, song tính sẽ thấy e ngại, thấy mình khác biệt và lẻ loi khi mới bắt đầu nhận ra xu hướng tính dục của mình khác với số đông. Những trường hợp đó không hề hiếm; và họ thường sẽ phải cố gắng vật lộn với những định kiến và thông tin sai lệch về đồng tính ở trong gia đình cũng như môi trường sống xung quanh. Trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng nhất khi bị phân biệt đối xử và định kiến. Chúng có thể thấy sợ bị gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ruồng bỏ, hay bị các tổ chức tôn giáo từ chối tiếp nhận.

Một số người đồng tính còn phải lo lắng chuyện bị mất việc hay bị quấy rối ở trường học nếu có nhiều người biết về xu hướng tính dục của họ. Thật không may là những người đồng tính và song tính phải đối mặt với nguy cơ bị hành hung và bạo lực thể xác cao hơn so với người dị tính. Các nghiên cứu tiến hành ở California vào giữa thập niên 90 nhận thấy có gần 1/5 số người đồng tính nữ và hơn 1/4 số người đồng tính nam tham gia nghiên cứu đã từng là nạn nhân  của các trường hợp gây tội ác dựa trên phân biệt xu hướng tính dục. Một nghiên cứu khác cũng được làm ở California với khoảng 500 người trẻ tham gia, trong đó một nửa số người thừa nhận mình đã từng có những hành vi gây hấn chống lại người đồng tính, có lời lẽ xúc phạm với họ hay gây bạo lực thể xác.

 Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu năm 2009 của iSEE về người đồng tính nam, 90% người đồng tính nam tham gia cảm thấy xã hội có thái độ tiêu cực với người đồng tính, từ đó có đến 86% trong số họ phải che giấu chuyện tính dục của mình với mọi người xung quanh. Hầu hết họ gặp phải sự định kiến và kỳ thị của gia đình và bạn bè.  Trong 1800 người tham gia trả lời, vì việc họ đồng tính mà 20% số người đó nói họ đã mất bạn, 15% bị gia đình rầy la, 6.5% mất việc, 4.5% bị đánh và 4.1% bị đuổi ra khỏi nhà. Ngoài ra, các nghiên cứu của các tổ chức iSEE, CCIHP, CSAGA cũng chỉ ra những hình thức bạo lực dựa trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới phổ biến nhất là: bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục, và các hình thức ép người đồng tính, song tính đi chữa bệnh tâm thần.

(*) iSEE: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường; CCIHP: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số; CSAGA: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên.

  Tình trạng định kiến và kỳ thị gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm trí của người đồng tính, song tính.  Nó gây stress cho họ.  Để  đối  phó  với  stress, con người có thể cậy nhờ vào những người hỗ trợ xung quanh, nhưng với người đồng tính và song tính họ khó làm vậy được vì chính những người xung quanh cũng đang có những định kiến và sự kỳ thị với họ.

Theo Trung Tâm ICS



TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH ĐỒNG TÍNH: 1900 6233

Tại sao quá trình công khai của một số người đồng tính, song tính lại rất khó khăn?

By Mr. Hình →