Hôn nhân cùng giới |
2. Còn tại những quốc gia hợp pháp hóa “chung sống có đăng ký”
giữa hai người cùng giới, so với hôn nhân giữa hai người khác giới, trong hầu hết
các mặt, sự khác nhau chỉ nằm ở tên gọi. Luật pháp nhiều nơi quy định các quyền,
nghĩa vụ dành cho “chung sống có đăng ký” giữa hai người cùng giới là hoàn toàn
giống với quyền, nghĩa vụ dành cho “hôn nhân” giữa hai người khác giới. Việc có
tên gọi khác nhau với nội hàm như nhau này xuất phát từ một số nguyên nhân:
- Các nhà lập pháp không muốn thay đổi định nghĩa khái niệm
hôn nhân là giữa một nam và một nữ. Do vậy pháp luật sản sinh ra một tên gọi
khác, một hình thức dành riêng cho các cặp cùng giới.
- Các nhà lập pháp muốn có một bước đệm, một khoảng thời
gian chuyển tiếp để xã hội có thể thay đổi sự suy nghĩ cố hữu về hôn nhân là giữa
nam và nữ.
Thực tế khi hai người cùng giới
thiết lập một mối quan hệ pháp lý bằng hình thức chung sống có đăng ký, họ có hầu
hết các quyền và nghĩa vụ như trong hôn nhân. Chẳng hạn, Bộ luật Kết đôi Dân sự 2004 của Vương quốc Anh
quy định những
quyền và nghĩa vụ của hai cặp cùng giới trong Kết đôi Dân sự là “hoàn toàn giống” với hôn
nhân của của cặp khác giới. Bộ
luật Gia đình của bang California tại đoạn 297.5(a) quy định rằng “các bên trong quan hệ gia đình có
đăng ký có đầy đủ các quyền, sự bảo hộ, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn
phận giống như các quy định dưới luật này.”
Ở một số nơi, các cặp “chung sống có đăng ký” không được hưởng
một số quyền nhất định như làm lễ tại nhà thờ, bảo lãnh di trú, cộng thuế, quyền
lợi lao động phát sinh từ phối ngẫu (nghỉ sinh, bảo hiểm gia đình…), lợi ích
liên quan tới cựu binh, vân vân…
3. Hình thức chung sống có đăng ký là mô hình của kỹ thuật lập
pháp “tách biệt nhưng bình đẳng” (“seperate
but equal”), với ý tưởng rằng sẽ không đụng chạm đến những chế định
truyền thống, nhạy cảm, mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người một
cách hợp pháp.
Ở những quốc gia này, điều mà pháp luật cố gắng hướng tới là
thống nhất lại thành một chế định hôn nhân duy nhất dành cho tất cả mọi người,
gọi là “hôn nhân bình đẳng” hay “hôn nhân không phân biệt giới tính”. Quan điểm
của những người ủng hộ hôn nhân không phân biệt giới tính là mặc dù quyền lợi của
“chung sống có đăng ký” có thể không khác “hôn nhân,” nhưng khi nào vẫn còn sự
phân biệt, nghĩa là vẫn chưa có được công bằng thật sự.
Đó cũng là
lý do những nước hiện tại đã hoàn toàn hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, đều đã
từng trải qua một khoảng thời gian áp dụng hình thức chung sống có đăng ký. Chẳng
hạn như Đan Mạch là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng hình thức chung sống có
đăng ký (năm 1989) nhưng đã đợi tới 22 năm để thống nhất lại thành một hình thức
hôn nhân cho tất cả mọi người (năm 2012).
Social Links: